Các dấu hiệu ngộ độc thức ăn ở trẻ em bạn cần biết

Dấu hiệu nhận biết ngộ độc thức ăn ở trẻ em

Vì gan và thận ở trẻ chưa được hoạt động hết công suất như ở người trưởng thành nên chứng ngộ độc thức ăn ở trẻ em thường xảy ra. Là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ và cũng nguy hiểm khó lường. Để không ảnh hưởng nhiều đến bé hay biến chứng về sau các mẹ cần nhận biết sớm nhất các dấu hiệu ngộ độc thức ăn ở trẻ em.

Các dấu hiệu nhận biết ngộ độc thức ăn ở trẻ em:

Ngộ độc thức ăn ở trẻ em thường xảy ra khi bé ăn phải những thức ăn có chứa vi khuẩn, hay thức ăn nhiễm độc tố vi khuẩn.

Khi cho trẻ ăn sau 1 giờ đến 3 ngày, ở giai đoạn đầu ngộ độc thức ăn bé sẽ bị nôn, sốt cao trên 38 độ , đau bụng, tiêu chảy nhiều lần, khô môi, khát nước, mệt lã,...

Trường hợp ngộ độc thức ăn ở trẻ em nặng hơn là đi ngoài rất nhiều lần, mắt trũng, sốt cao, mạch nhanh, thở nhanh, có thể kèm theo co giật, nước tiểu ít, sẫm màu. Với các trường hợp bị ngộ độc thức ăn ở trẻ em thường sẽ bị mất nhiều nước, mất điện giải, trụy tim mạch. Với trường hợp ngộ độc do vi khuẩn gây nên rất dễ dẫn đến sốc nhiểm khuẩn.



Ngoài ra, một số trường hợp ngộ độc thức ăn ở trẻ em có biểu hiện viêm màng não, nhiễm trùng toàn thân gây nhiễm khuẩn huyết,...

Ngộ độc thức ăn xảy ra ở bất kì lứa tuổi nào, nhưng với trẻ em dễ xảy ra hơn. Ngộ độc thức ăn ở trẻ em nếu phát hiện và chữa trị kịp thời bé sẽ an toàn và không để lại di chứng về sau. Nếu chậm trễ có thể sẽ cướp đi tính mạng của trẻ.

Cách xử lý ngộ độc thức ăn ở trẻ em

Để không ảnh hưởng đến tính mạng của bé. Các mẹ nên biết cách xử lý chứng ngộ độc thức ăn ở trẻ em nhanh nhất tại nhà và sau đó đưa trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

Trẻ có thể bị nôn ngay cả lúc đang ngủ. Nhiều trẻ lúc ngủ thiếp vì quá mệt cũng bị nôn vọt. Khi trẻ bị ngộ độc thức ăn và nôn ở tư thế nằm sẽ rất nguy hiểm, có thể bị sặc và xuống phổi. Nếu trẻ nôn bị sặc lên mũi, bạn cần hút mũi trẻ ngay lập tức để trẻ không bị sặc và không ảnh hưởng đến tính mạng.



Gây nôn cho trẻ. Khi phát hiện ngộ độc thức ăn ở trẻ em bạn cần gây nôn ngay cho trẻ. Cho bé nằm đầu thấp hơn người, nghiêng đầu sang một bên rồi dùng ngón tay nhấn mạnh vào cuốn lưỡi để bé nôn hết thức ăn nhiễm độc ra.

Trẻ sẽ bị mất nước rất nhiều khi ngộ độc thức ăn. Lúc này, bạn cần bổ sung nước hay oresol để bù đắp nước.

Sau khi xử lý tại nhà mà thấy chứng ngộ độc thức ăn ở trẻ em vẫn không giảm bớt bạn cần đưa bé tới ngay các trung tâm y tế gần nhất để chữa trị kịp thời.




Nhận xét