Sốt xuất huyết Dengue - Dấu hiệu nhận biết sớm
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết Dengue
Sốt xuất huyết dengue hay còn gọi là bệnh sốt xuất huyết. Khi bệnh tới giai đoạn nặng gọi là hội chứng sốc dengue.
Mỗi năm gần đây, sốt xuất huyết dengue tăng lên khá nhanh. Sự lan truyền cũng rất nhanh. Đa phần là do muỗi truyền vius gây bệnh xuất hiện nhiều.
Chủ yếu bệnh sốt xuất huyết dengue thường xảy ra ở vùng lưu hành dịch dengue, và có thể họ có hơn 1 lần trong đời mắc bệnh. Sốt xuất huyết dengue chủ yếu là bệnh ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tùy mỗi người khi mắc sốt xuất huyết dengue sẽ có từng triệu chứng khác nhau.
Nguyên nhân mắc bệnh sốt xuất huyết dengue
Nguyên nhân sốt xuất huyết dengue chủ yếu là do muỗn cái thuộc chi Aedes đốt. Đây là loại muỗi gây bệnh ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Khi muỗi cái Aedes hút máu bệnh nhân nhiễm virus dengue, virus này sẽ ủ bệnh trong cơ thể muỗi khoảng 8 đến 11 ngày. Trong khoảng thời gian sống còn lại sau đó, chúng có thể đi truyền bệnh cho người. Người bị nhiễm bệnh sẽ bị sốt xuất huyết dengue.
Khi virus dengue vào cơ thể người, chúng tuần hoàn trong máu từ 2 đến 7 ngày. Trong khoảng thời gian này nếu muỗi cái Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi.
Dấu hiệu nhận biết bệnh sốt xuất huyết dengue
Khi người bị nhiễm vius dengue sẽ có các triệu chứng rõ ràng để nhận biết bạn đang bệnh sốt xuất huyết dengue. Với lần đầu mắc bệnh, bạn sẽ bị sốt dengue, giai đoạn này thường không có triệu chứn rõ ràng. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn sốt xuất huyết dengue ở lần nhiễm trùng sau.
Người bệnh sốt xuất huyết dengue sẽ sốt, phát ban, cảm thấy mệt lã, vã mồ hôi lạnh kèm đau đầu dữ dội và nôn nhiều. Một số trường hợp bệnh nhân bị đau dữ dội vùng gan to dưới bờ sườn. Lúc này bệnh thường biểu hiện nặng đột ngột sau 2 đến 5 ngày (giai đoạn hạ sốt). Một số trường hợp nhiễm trùng đầu tiên và đa số các nhiễm trùng thứ phát. Sau khi đã nhiễm một loại huyết thanh khác có biểu hiện hạ tiểu cầu dưới 100.000/mm³ và cô đặc máu. Thông thường, sốt xuất huyết dengue sẽ giảm tiểu cầu xảy ra trước khi cô đặc máu. Hiện tượng xuất huyết dưới da tự phát hoặc sau tiêm chích, chảy máu chân răng, chảy máu mũi và xuất huyết tiêu hóa. Bây giờ lá lách thường không lớn. Nếu gan lớn và đau thì đây là những dấu hiệu bệnh sốt xuất huyết dengue đã nặng.
Các phức hợp kháng nguyên và kháng thể lưu hành trong máu, sự hoạt hóa hệ thống bổ thể và giải phóng các chất hoạt mạch có thể gây nên tăng tính thấm mao mạch đối với huyết tương. Trong quá trình đào thải miễn dịch của các tế bào nhiễm virus sẽ được phóng thích gây hoạt hóa hệ thống bổ thể cũng như các yếu tố tăng tính thấm thành mạch.
Ngoài ra, có một số trường hợp sốt xuất huyết dengue có các biểu hiện khác gồm tràn dịch màng phổi, giảm protein máu, bệnh lý não với dịch não tủy bình thường.
Nguyên nhân của tình trạng cô đặc máu là do tính thấm mao mạch gia tăng, với hậu quả thoát huyết tương ra ngoài khoang dịch kẽ với lượng lớn. Khi bệnh nhân có đồng thời hai dấu hiệu giảm tiểu cầu và cô đặc máu thì được chẩn đoán là sốt xuất huyết dengue. Bệnh được phân loại như sau:
- Giảm tiểu cầu kèm cô đặc máu nhưng không có chảy máu tự phát.
- Giảm tiểu cầu và cô đặc máu kèm theo chảy máu tự phát.
- Giảm tiểu cầu và cô đặc máu, huyết động không ổn định: mạch lăn tăn, huyết áp kẹp. Hiệu số huyết áp tâm thu, huyết áp tâm trương dưới 20 mm Hg, tay chân lạnh, tinh thần lú lẫn.
- Giảm tiểu cầu và cô đặc máu, sốc biểu hiện rõ: bệnh nhân không có mạch ngoại biên, huyết áp bằng 0 mm Hg.
Khi bệnh nhân có dấu hiệu sốt xuất huyết dengue nặng, ngay lập tức đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Nếu được điều trị sớm, bệnh nhân sẽ hết và không để lại di chứng về sau.
Nhận xét
Đăng nhận xét